Các dạng chính phủ

Danh sách các thể chế nhà nướcDạng chính phủ là thuật ngữ đề cập đến các thể chế chính trị mà một quốc gia nào đó dùng để tổ chức nhằm sử dụng quyền lực của mình để quản lý xã hội.[1]Các từ đồng nghĩa gồm có loại hình chế độ và hệ thống chính phủ. Định nghĩa này cũng được dùng ngay cả đối với chính phủ bất hợp pháp hay chính phủ đó không thực thi được quyền lực của mình. Bất kể chất lượng của nó, một chính phủ được cho là thất bại vẫn có một dạng chính phủ. Các nhà thờ, công ty, câu lạc bộ, và các thực thể ở cấp nhỏ hơn quốc gia cũng có các dạng chính phủ, nhưng bài viết này chỉ đề cập đến ở cấp nhà nước.Mười tám quốc gia trên Thế giới không đặt tên dạng chính phủ của họ rõ ràng trong tên chính thức của họ (ví dụ như tên chính thức của Jamaica chỉ đơn giản là Jamaica), nhưng hầu hết đều có tên chính thức phản ánh dạng chính quyền của họ, hay ít nhất là dạng chính quyền mà họ đang phấn đấu để đạt được.Những nước muốn nhấn mạnh rằng các tỉnh bang của mình có quyền tự trị tương đối từ chính quyền trung ương gồm có các nước: ĐứcNigeria theo thể chế Cộng hòa Liên bang, EthiopiaCộng hòa Dân chủ Liên bang, ComorosCộng hòa Hồi giáo Liên bang, và Brasil là Cộng hòa Liên bang.Ý thức hệ của chính phủ cũng thường gắn với chữ Cộng hòa. Ngoài Comoros ra, bốn quốc gia khác cũng tuyên bố là Cộng hòa Hồi giáo. Các quốc gia Châu Á bị ảnh hưởng bởi Chủ nghĩa cộng sản hay Chủ nghĩa Mao cũng nhấn mạnh hệ thống tư tưởng của mình bằng cách thêm từ Nhân dân hoặc Dân chủ (hoặc cả hai) vào tên chính thức của họ như: Lào là nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân, BangladeshTrung Quốc đại lục là Cộng hòa Nhân dân. Việt Nam hiện là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa nhưng trước đây cũng là Cộng hòa Dân chủ trước khi đổi tên sau thống nhất. Cuối cùng, Tanzania nhấn mạnh sự cố kết trong nước bằng tên Cộng hòa Liên bang (United).